Để giúp quý khách hàng hình dung về quy trình thi công trần vách thạch cao, Minh Khang xin gửi tới quý khách hàng quy trình chuẩn của Vietnamarch như sau và thống nhất tất cả các công đoạn sẽ thực hiện đầy đủ và được nghiệm thu theo từng công đoạn.
Sau khi thống nhất thiết kế, Minh Khang sẽ lập biểu tiến độ thi công và biểu đồ nhân lực trình chủ đầu tư xem xét và nắm bắt được tiến độ công việc.
Bảng tiến độ thi công trần thạch cao Vietnamarch
Quá trình chuẩn bị thi công được tính toán nhằm 2 mục đích:
- Đảm bảo an toàn lao động tại công trường, đảm bảo môi trường, mặt bằng thuận lợi để thi công liên tục, đảm bảo tiến độ thi công.
- Đảm bảo thi công gọn gàng sạch sẽ, bảo quản tốt các hạng mục khác của công trình.
Cán bộ thi công tại công trường trải bạt bảo vệ nền nhà, đảm bảo không làm xước, bẩn sàn gạch. Bọc lót, che chắn các đồ đạc trong nhà chống bụi bẩn. Việc này giúp quá trình thi công diễn ra nhanh hơn, quá trính dọn dẹp vệ sinh sau thi công cũng nhanh chóng.
Che chắn nền nhà bằng bạt nhựa, tấm cao su non, đảm bảo sàn nhà sạch sẽ và không bị trầy xước trong quá trình thi công
Khâu tập kết vật tư phải đảm bảo các yếu tố: Vị trí tập kết cao, khô ráo tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng vật tư.
Khâu nghiệm thu vật tư đầu vào giúp khách hàng rõ ràng hơn về chủng loại, số lượng vật tư tránh tuyệt đối sự tra trộn vật tư xấu tốt dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng công trình và uy tín của công ty.
Tấm Gyproc – ThaiLand là loại tốt nhất trên thị trường và được Vietnamarch thường xuyên sử dụng
Khung xương Vĩnh Tường Basi thương hiệu vượt trội được Vietnamarch thường xuyên sử dụng
Khung xương Zinca chất lượng và giá cả cạnh tranh cũng được Vietnamarch thường xuyên sử dụng
Các cán bộ thi công theo bản vẽ được thống nhất và đúng quy trình, các bước của công ty yêu cầu, các tiêu chuẩn, quy phạm về thi công được tuân thủ tuyệt đối theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Tổ chức thi công tại công trường
Để chất lượng công trình được đảm bảo tuyệt đối, Vietnamarch tổ chức giám sát và nghiệm thu nội bộ từng khâu thi công: Từ việc treo ti phải đảm bảo kết cấu và lực liên kết, Giàn xương phải đảm bảo trên một mặt phẳng, bắn tấm phải đảm bảo ngay ngắn, phẳng mặt và chắc chắn...v..v... Khi được cán bộ quản lý công trường xác nhận, tổ thợ thi công mới được thực hiện các bước tiếp theo.
Sau khi hoàn thành, tại công trường Vietnamarch sẽ cử cán bộ kỹ thuật quản lý công trường, đại diện các tổ thợ tham gia nghiệm thu bàn giao hạng mục công trình đưa vào sử dụng, Khối lượng được đo vẽ, tính toán lại chi tiết theo thực tế thi công. Các vấn kỹ thuật do chủ đầu yêu cầu điều chỉnh sẽ được Vietnamarch tiếp nhận và giao cho đại diện các tổ thợ trực tiếp giải quyết. nhằm đảm bảo công trình hoàn hảo, đạt yêu cầu cao về kết cấu và thẩm mỹ.
Ngoài ra Vietnamarch xin giới thiệu thêm về :
2. Quy trình thi công trần thạch cao khung chìm:
- Bước 1: Xác định độ cao trần Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
- Bước 2: Khung (cố định thanh viền tường )
Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
- Bước 3 – 4: Phân chia trần
Để đảm cân đối bề rộng của tấm trần và khung bao,trần phải được chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là :
610mm x 610mm 600mm x 600mm
610mm x 1220mm 600mm x 1200mm
- Bước 5: Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm.
- Bước 6: Thanh dọc (thanh chính )
Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm hoặc 1220mm.
- Bước 7: Thanh ngang ( thanh phụ )
Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế ,có 2 loại (610mmvà 1220mm ) hoặc (600mm và 1200mm )
- Bước 8: Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.
- Bước 9: Lắp đặt tấm lên khung
Cần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi góc của tấn trần có 1 kẹp.
- Bước 10: Kẹp tường
Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường
- Bước 11: Xử lý viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt
Đối với mặt tấm trầnùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch ,dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Quy trình thi công trần thạch cao khung chìm:
- Bước 1: Xác định độ cao trần
Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
- Bước 2: Khung (cố định thanh viền tường )
Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
- Bước 3: Phân chia lưới của thanh chính
Chọn phương của thanh chính phù với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách giữa các thanh chính theo sơ đồ hướng dẫn trong phối cảnh
- Bước 4: Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm, khoảng từ vách tới móc đầu tiên là 200mm ( nếu đầu thanh không được bát vít liên kết với vách ) hoặc 400mm ( nếu đầu thanh được bắt vít liên kết với vách ).
- Bước 5:Thanh dọc (thanh chính )
Thanh chính được chọn tuỳ thuộc theo loại mẫu trần chìm
- Bước 6: Thanh ngang ( thanh phụ )
Được lắp vào các thanh chính bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mọi loại mẫu.
- Bước 7: Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng
- Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung
Liên kết tấm vào khung bằng vít ,phải siết cho đầu vít chìm vào mặt trong tấm khoảng cách các vít không quá 200mm
- Bước 9: Xử lý mối nối
Các mối nối giữa các tấm trần được sử lý bằng bột trét và băng lưới sợi thuỷ tinh hoặc các loại băng xử lý mối nối. Mối nối sau khi xử lý phải đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng không có gợn. Trác đầu vít bằng bột trét.
- Bước 10: Xử lý viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt
Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch, dùng dao rọc phần giấy còn lại.